Rất nhiều người sử dụng xe ô tô nhưng lại không hiểu ý cách sử dụng bộ lốp sao cho đúng cách. Và không phải ngẫu nhiên trên mỗi một chiếc lốp đều thể hiện những thông số trên bề mặt lốp. Để mọi người có thể hiểu được ý nghĩa của con số đó, bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp được mọi thắc mắc.
Ý nghĩa các thông số trên lốp xe:
1. P – Loại xe có thể sử dụng lốp này
P (Passenger) ở đây nghĩa là xe khách.
LT (Light Truck) – xe tải nhẹ, xe bán tải
T (Temporary) – lốp thay thế tạm thời
2. 185 – Chiều rộng xe
Là bề mặt tiếp các của lốp ô tô với mặt đường. Đơn vị tính bằng mm và đo từ góc này sang góc kia.
3. 75 – Tỷ số thành lốp
Là tỷ số giữa độ cao của thành lốp với độ rộng bề mặt lốp xe ô tô được tính bằng tỷ lệ bề dày/ chiều rộng lốp.
Ví dụ trên đây, bề dày bằng 75% chiều rộng lốp xe (185mm).
Ví dụ trên đây, bề dày bằng 75% chiều rộng lốp xe (185mm).
4. R – Cấu trúc của lốp
R viết tắt của Radial. Hầu hết mọi lốp xe sử dụng trên thị trường hiện này đều có cấu trúc này.
Những loại cấu trúc có ký hiệu như B, D hay E đều rất hiếm gặp.
5. 14 – Đường kính vành ô tô
Mỗi loại ô tô chỉ sử dụng được duy nhất một cỡ vành nhất định.
Số 14 tương ứng với đường kính la-zăng 14 inch.
6. 82 – Tải trọng giới hạn
Là chỉ số quy định mức tải trọng quy định lốp có thể chịu được. Theo mức tỷ trọng quy đổi thì 82 tương ứng với 1047 kg.
7. S – Tốc độ giới hạn
Nếu con số này nhỏ hơn tải trọng và tốc độ xe chạy là nguyên nhân dẫn đến nổ lốp.
Ngoài ra các chỉ số nhỏ hơn trên lốp có ý nghĩa:
Treadwear: Thông số về độ mòn gân lốp xe với tiêu chuẩn so sánh là 100.
Giả sử lốp xe được xếp 360, tức là nó có độ bền cao hơn tiêu chuẩn 3,6 lần. Tuy nhiên, thông số này chỉ chính xác khi so sánh độ bền của gân lốp xe của cùng một nhãn hiệu.
Traction là số đo khả năng dừng của lốp xe theo hướng thẳng, trên mặt đường trơn. AA là hạng cao nhất, A là tốt, B là trung bình còn C là kém nhất.
Temperature đo khả năng chịu nhiệt độ của lốp khi chạy xe trên quãng đường dài với tốc độ cao, độ căng của lốp hay sự quá tải. Xếp cao nhất là A, trung bình là B còn C là kém nhất.
M + S: có nghĩa là lốp xe đạt yêu cầu tối thiểu khi đi trên mặt đường lầy lội hoặc phủ tuyết.
MAX. LOAD ( Maximum load): trọng lượng tối đa mà lốp xe có thể chịu, tính theo đơn vị pound hoặc kg. Bộ lốp lấy ví dụ trên đây là 2000kg.
Traction là số đo khả năng dừng của lốp xe theo hướng thẳng, trên mặt đường trơn. AA là hạng cao nhất, A là tốt, B là trung bình còn C là kém nhất.
Temperature đo khả năng chịu nhiệt độ của lốp khi chạy xe trên quãng đường dài với tốc độ cao, độ căng của lốp hay sự quá tải. Xếp cao nhất là A, trung bình là B còn C là kém nhất.
M + S: có nghĩa là lốp xe đạt yêu cầu tối thiểu khi đi trên mặt đường lầy lội hoặc phủ tuyết.
MAX. LOAD ( Maximum load): trọng lượng tối đa mà lốp xe có thể chịu, tính theo đơn vị pound hoặc kg. Bộ lốp lấy ví dụ trên đây là 2000kg.
Dưới đây là một vài câu hỏi trắc nghiệm giúp bạn có thể củng cố thêm cũng như bổ sung thêm những hiểu biết về lốp xe ô tô:
1. Số 235 trong ký hiệu 235/45 R19 trên thành lốp xe ô tô là thông số gì?
A. Bề rộng của lốp
B. Độ cao của lốp
B. Độ cao của lốp
2. Số 65 trong ký hiệu 175/65 R14T trên thành lốp xe ô tô là thông số gì?
A. Bề rộng của lốp
B. Độ cao thành lốp
C. Đường kính của lốp
B. Độ cao thành lốp
C. Đường kính của lốp
3. Tìm áp suất lốp khuyến khích cho hầu hết các loại lốp xe ô đâu là tốt nhất?
A. Trong cuốn hướng dẫn sử dụng xe hoặc tem thông tin lốp (Tyre placard)
B. Trên thành lốp
C. Thông tin trực tiếp từ nhà sản xuất (ví dụ như trên website của hãng)
B. Trên thành lốp
C. Thông tin trực tiếp từ nhà sản xuất (ví dụ như trên website của hãng)
4. Nên kiểm tra áp suất lốp khi….
A. Nóng
B. Lạnh
B. Lạnh
5. Bạn nên kiểm tra áp suất lốp định kỳ….
A. Hai năm/lần
B. Sau mỗi 5.000 km
C. Mỗi lần/tháng
B. Sau mỗi 5.000 km
C. Mỗi lần/tháng
6. Bạn có thể biết lốp xe thừa thiếu vài psi so với mức khuyến nghị bằng cách….
A. Nhìn bằng mắt thường
B. Đá chân vào lốp
C. Sử dụng thiết bị đo áp suất lốp
B. Đá chân vào lốp
C. Sử dụng thiết bị đo áp suất lốp
7. Việc đâm mạnh vào vật cứng hoặc lao xuống ổ gà có thể …..
A. Khiến lốp mòn không đều
B. Làm mất cân bằng lốp (chệch lốp)
C. Làm tăng áp suất lốp
B. Làm mất cân bằng lốp (chệch lốp)
C. Làm tăng áp suất lốp
8. Thông thường nên đảo lốp ….
A. Sau mỗi 5.000 – 8.000km
B. Sau mỗi 8.000 – 12.000km
C. Sau mỗi 24.000 – 27.000km
B. Sau mỗi 8.000 – 12.000km
C. Sau mỗi 24.000 – 27.000km
9. Dừng xe trên đường ướt có thể mất quãng đường gấp 4 lần so với đường khô?
A. Đúng
B. Sai
B. Sai
10. Xe chở quá tải không ảnh hưởng gì đến lốp nếu chúng được bơm đúng áp suất?
A. Đúng
B. Sai
B. Sai
Hải Anh (Theo TNV)
0 nhận xét:
Đăng nhận xét